Nâng cao cảnh giác với bệnh Gout cấp tính

Bệnh Gout cấp tính chính là giai đoạn giữa của bệnh gout, nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Gout cấp, triệu chứng của bệnh và cách phòng ngừa là rất cần thiết để đối phó với căn bệnh này. Hãy cùng Goutrin cập nhật những kiến thức cơ bản của bệnh Gout cấp tính. 

1. Gout cấp tính là gì?

Gout là một căn bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa Axit uric trong cơ thể gây ra tình trạng các Axit uric trong máu tăng cao và hình thành các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp. Theo đó, bệnh Gout cấp tính là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Đây là giai đoạn giữa của bệnh Gout, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời Gout cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Chẳng hạn, xuất hiện hạt Tophi, loãng xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim…

Một số yếu tố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Gout cấp tấn công như: Uống nhiều rượu bia, ăn nhiều hải sản, nội tạng động vật và thịt đỏ trong một thời gian dài. Do đó, với những người bình thường để hạn chế nguy cơ mắc Gout cấp cân bằng các thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Gout cấp tính. Ngược lại, đối với người bệnh Gout thì nên tránh xa các yếu tố dẫn đến Gout cấp nêu trên. 

Bệnh Gout cấp tính cần được kiểm soát tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm
Bệnh Gout cấp tính cần được kiểm soát tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm

2. Triệu chứng của Gout cấp tính

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh Gout cấp mà người bệnh nên lưu tâm: 

– Đau nhức dữ dội, cảm thấy đau nghiêm trọng hơn do thoái hóa và viêm khớp dạng thấp.

– Xuất hiện tình trạng khớp sưng, nóng, đỏ.

– Các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài từ 6 – 24 giờ.

– Các cơn đau sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó khăn khi di chuyển.

– Các triệu chứng có thể thuyên giảm và tự khỏi sau 3 – 10 ngày. 

– Người bệnh có tình trạng mệt mỏi, đi kèm là biểu hiện sốt từ 38 – 38,5 độ C.

Lưu ý, các cơn Gout cấp thường xuất hiện bất ngờ, theo thống kê có khoảng 60% người bệnh phải đối mặt với những cơn Gout cấp trong vòng 1 – 3. Nhưng cũng có những trường hợp chỉ bị cơn đau Gout tấn công một lần rồi chuyển sang giai đoạn ngủ đông và không xuất hiện dấu hiệu bất thường.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout cấp là gì?

Để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh Gout cấp tính, trước tiên chúng ta cần biết yếu tố hàng đầu dẫn đến Gout là do lượng Axit uric trong máu vượt quá ngưỡng an toàn. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể của bạn tạo ra quá nhiều Axit uric nhưng cơ thể lại đào thải Axit uric ra bên ngoài kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng hình thành tinh thể Axit uric. Về lâu dài, sẽ làm cho khớp bị viêm, sưng lên và đau. 

Chế độ ăn uống nhiều purin chính là những thủ phạm gây ra bệnh Gout
Chế độ ăn uống nhiều purin chính là những thủ phạm gây ra bệnh Gout

Theo đó, người có thói quen lười vận động hay chế độ ăn uống có chứa nhiều purin, ăn nhiều chất đạm, nội tạng và uống nhiều rượu bia, được xem là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

4. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Gout cao 

Một số yếu tố có thể làm tăng Axit uric trong máu và gây ra bệnh Gout cấp tính mà bạn nên biết chủ động phòng ngừa gồm: 

– Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, uống nhiều nước ngọt có gas và bia rượu. 

– Người có thói quen lười vận động dẫn đến thừa cân, béo phì.

– Người có các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan và thận. 

– Người sử dụng Aspirin liều thấp, thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn Beta cũng có khả năng làm tăng nồng độ Axit uric trong máu. 

– Người có các thành viên trong gia đình có mắc bệnh Gout. 

– Phụ nữ sau thời kinh mãn kinh sẽ có nồng độ Axit uric cao hơn nam giới, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh Gout. 

Người thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên các khớp làm tăng nguy cơ bị Gout cấp
Người thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên các khớp làm tăng nguy cơ bị Gout cấp

5. Bệnh Gout cấp tính điều trị như thế nào?

Đối với những trường hợp bị bệnh Gout cấp tính thường cách điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc và duy trì chế độ ăn uống khoa học, cũng như sinh hoạt lành mạnh. 

5.1. Thuốc điều trị Gout cấp

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để kiểm soát Gout, mà người bệnh có thể tham khảo gồm: 

– Colchicine: Đây là loại thuốc thường được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bị Gout để giảm tình trạng sưng, đau, viêm trong các cơn Gout cấp. Tuy nhiên, loại thuốc này được khuyến cáo không nên dùng liều cao cho người bệnh, liều dùng thích hợp là 1 mg/ngày. Để gia tăng hiệu kháng viêm có thể kết hợp giữa Colchicine và thuốc chống viêm không Steroid, nếu như không bị chống chỉ định. 

– Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDS): Bao gồm các loại thuốc sau: Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofenac, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…). Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây viêm loét dạ dày, suy thận. 

– Corticoid đường toàn thân: Được chỉ định trong trường hợp các loại thuốc NSAIDs và Colchicine không mang lại hiệu quả hoặc chống chỉ định, cần hạn chế hoặc sử dụng trong thời gian ngắn. 

Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc được chỉ định sử dụng hàng ngày mỗi khi cơn Gout tấn công để làm giảm Axit uric có thể kể đến: Allopurinol, febuxostat, probenecid…

Sử dụng thuốc chính là giải pháp "hữu hiệu" để điều trị bệnh Gout cấp tính
Sử dụng thuốc chính là giải pháp “hữu hiệu” để điều trị bệnh Gout cấp tính

5.2. Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị Gout cấp, việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng đóng vai trò quyết định đến kết quả điều trị bệnh. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày: 

– Cân bằng chế độ dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều thịt, cá, tôm, cua, nội tạng động vật. Bổ sung thịt vào khẩu phần ăn không nên quá 150g/ngày, có thể thay thế bằng trứng, rau củ quả.

– Tránh xa rượu bia, chất kích thích và nước ngọt có gas. Thay vào đó, nên uống nhiều nước lọc, đặc biệt là nước khoáng kiềm để quá trình đào thải Axit uric diễn ra hiệu quả hơn. 

– Lựa chọn bài tập thể dục phù hợp và duy trì thói quen vận động thường xuyên để giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn.

– Giữ tinh thần lạc quan và tránh các yếu tố kích thích cơn Gout như: Stress, chấn thương…

Như đã chia sẻ trong bài viết nguyên nhân dẫn đến Gout cấp do lượng Axit uric trong máu cao hơn bình thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Gout cấp tính chúng ta cần thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa các dưỡng chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout. Còn đối với những người bị Gout, mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài sẽ giúp người bệnh biết cách kiểm soát tốt tình trạng bệnh, góp phần ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.