Cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bệnh gout
Hiện nay, gout đã trở thành một trong những căn bệnh phổ biến trên toàn cầu. Với chế độ ăn uống thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh, thời gian làm việc mất cân bằng,… nhiều người dễ dàng mắc gout mà không hề hay biết. Vậy thực chất gout là bệnh gì? Căn bệnh về xương khớp này trải qua mấy giai đoạn? Các biến chứng nó gây nên nguy hiểm như thế nào? Để tìm được lời giải đáp cho tất tần tật các câu hỏi trên, bạn hãy cùng Goutrin theo dõi bài viết sau đây nhé!
1. Bệnh gout trải qua mấy giai đoạn?
Bệnh gout được hình thành do sự tích hợp quá mức lượng acid uric bên trong cơ thể. Đến một mức nào đó, chúng sẽ tạo ra các tinh thể urate tại vị trí trong và bao quanh các khớp xương. Một khi đã mắc gout, nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe. Theo các chuyên gia, gout thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn với những biến chứng và biểu hiện khác nhau.

1.1. Giai đoạn 1: Chưa xuất hiện triệu chứng
Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, lúc này nồng độ acid uric trong máu vẫn ở mức kiểm soát được. Chúng chưa tạo nên các tinh thể cũng như không gây hiện tượng viêm khớp. Do đó, hầu hết các bệnh nhân gout ở giai đoạn này rất khó phát hiện bản thân mắc bệnh. Vì tình trạng bệnh ở mức nhẹ, nên người bệnh chưa cần can thiệp những phương pháp điều trị chuyên sâu.
Tuy nhiên, họ phải có chế độ ăn uống khoa học, giảm tối đa các thực phẩm chứa làm lượng purin cao, chẳng hạn như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, măng… để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Thêm vào đó, bệnh nhân gout ở giai đoạn đầu cũng tập thói quen luyện tập thể dục và chơi thể thao thường xuyên, hạn chế làm việc quá sức, không dùng các chất kích như rượu bia,…
1.2. Giai đoạn 2: Cấp tính
Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh bắt đầu cảm nhận được những triệu chứng rõ ràng hơn. Cụ thể, nồng độ acid uric đã vượt quá mức cho phép, chúng tạo ra tinh thể và lắng đọng quanh các khớp, tạo hiện tượng viêm cấp tính. Cũng vì thế mà người bệnh có cảm giác đau nhức dữ dội, khó chịu, đặc biệt là khi vận động.

Thông thường, những cơn đau gout sẽ xuất hiện đột ngột, vấn đề sưng viêm trong giai đoạn 2 diễn ra liên tục từ 3 đến 10 ngày, tình trạng đau nhức giảm dần qua từng ngày. Một điều bệnh nhân cần lưu ý là tránh những tác nhân khiến bệnh tồi tệ hơn như: Sử dụng các thức uống có cồn, lo lắng, căng thẳng,…
1.3. Giai đoạn 3: Phát triển liên tục
Khi bệnh gout đến giai đoạn 2, người bệnh không chủ động điều trị, vẫn duy trì những thói quen xấu thì bệnh tình tiến triển sang mức 3 rất nhanh. Các cơn phát viêm và tình trạng đau nhức diễn ra liên tục, mức độ cũng từ đó nặng dần, gây khó chịu. Khi vận động mạnh, di chuyển nhiều người bệnh sẽ cảm nhận rõ cơn đau, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Những biểu hiện đó đang “cảnh báo” nồng độ acid uric trong máu của bệnh nhân đang vượt ngưỡng cho phép rất cao. Các tinh thể uric lúc này đang âm thầm lắng đọng nhanh gấp nhiều lần trong phần mô. Nếu tiếp tục để như vậy, không được thăm khám thường xuyên để kiểm soát bệnh, thì gout sẽ dễ dàng tác động đến các khớp, gây ra vô số tổn thương.
1.4. Giai đoạn 4: Mãn tính
Chúng ta không nên xem thường bệnh gout, trong trường hợp xấu nhất, gout tiến triển đến giai đoạn cuối sẽ đồng loạt tạo nên nhiều biến chứng nguy hiểm và đôi khi là đe dọa đến tính mạng. Điển hình nhất là xuất hiện các tophi mãn tính tại các khớp xương. Thêm vào đó, chức năng của thận suy giảm rõ rệt. Trong nhiều trường hợp đã được ghi nhận, thận của bệnh nhân gout giai đoạn 4 tổn thương vĩnh viễn.

Ngoài ra, các cơn viêm và đau nhức không chỉ được hình thành tập trung ở ngón chân như những giai đoạn nhẹ, mà lúc này chúng còn xuất hiện ở khớp cổ chân, khuỷu tay, ngón tay,… Để phần nào cải thiện tình trạng bệnh, người mắc gout phải kết hợp nhiều phương pháp, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị bệnh từ bác sĩ. Trước khi thực hiện bất kỳ cách chữa gout nào, bệnh nhân phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn, để đảm bảo sức khỏe.
2. Các biến chứng nguy hiểm từ gout
Như đã phân tích ở những phần trên, các triệu chứng của gout dù ở giai đoạn nào cũng gây khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh trở nặng, nó hình thành những biến chứng nguy hiểm, đáng lo ngại:
– Gout tác động lớn đến xương khớp, gây biến dạng, tồi tệ hơn hết là tàn phế vĩnh viễn. Từ đó gây ra nhiều khó khăn về vận động cho người bệnh.
– Những đối tượng đã hình thành hạt tophi, khi chúng vỡ tỉ lệ gây nhiễm khuẩn xâm nhập rất lớn. Thêm vào đó, nó còn gây viêm khớp nhiễm khuẩn, và có nguy cơ cao nhiễm khuẩn huyết. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ để lại những hệ lụy cho sức khỏe.
– Theo các chuyên gia, bệnh gout cũng nằm trong những nguyên nhân chính gây nên sỏi thận và suy thận. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

– Ngoài ra, khi mắc gout nhiều người áp dụng vô số phương pháp mà không hỏi qua ý kiến từ bác sĩ. Thêm vào đó, việc dùng các loại thuốc giảm đau “vô tội vạ” cũng dẫn đến hàng loạt biến chứng: Loãng xương, dễ gãy xương, nhồi máu cơ tim, tiểu đường,…
– Có thể bạn chưa biết, bệnh gout cũng tác động lớn đến tâm lý và cảm xúc của người bệnh. Trong thời gian dài, họ phải chịu đựng cảm giác đau, di chuyển khó khăn, hiệu quả công việc giảm sút, sức khỏe tổng thể yếu dần,…
Việc điều trị dứt điểm gout tỉ lệ rất thấp, và cần thời gian lâu dài. Do đó, tốt nhất bạn nên ngăn chặn căn bệnh này ngay từ đầu. Nếu những ai chẳng may đã mắc gout thì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, có lối sống và sinh hoạt lành mạnh để góp phần kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo mức độ bệnh vẫn ổn định, nếu phát hiện những biến chứng lạ thì có cách can thiệp phù hợp.