Bệnh Gout nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, điều trị các bệnh lý nói chung và bệnh gout nói riêng. Chính vì thế, bệnh gout nên ăn gì? Kiêng ăn gì là vấn đề mà khá nhiều người quan tâm. Vậy thì nếu như bạn hoặc người thân của bạn đang mang trên mình căn bệnh quái ác mang tên “gout”, để tình trạng bệnh không trở nặng thêm thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Gout là bệnh gì?

Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp. Gần một nửa các trường hợp, bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái, ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các triệu chứng bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội.

Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp
Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp

Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3–10 ngày.

Hầu hết những người mắc bệnh gout do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với việc điều trị bệnh Gout

Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị bệnh gout, ngoài việc sử dụng các loại thuốc đông – tây y theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh còn đặc biệt phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Bệnh gout không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, người bị bệnh cần phải nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho mình.

Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh gout chính là do chế độ ăn uống không hợp lí gây nên như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm,…khiến cho cơ thể bị béo phì, thừa cân….. Và với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, kiểm soát bệnh gout
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, kiểm soát bệnh gout

Bạn có biết một số loại thực phẩm có chứa nhiều purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Để phòng ngừa các cơn gout, bạn chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purine và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù, thức ăn không có khả năng thay thế thuốc để điều trị bệnh. Nhưng chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp cũng là yếu tố giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Vậy người bị bệnh gout nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé!

Người bệnh Gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
Người bệnh Gout nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả
Người bệnh Gout nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…
  • Các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Dầu thực vật

Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải

Bên cạnh những thực phẩm dùng được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bạn nên dùng một vài lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gout.

  • Thịt gà, thịt bò, thịt heo và thịt cừu
  • Cá hồi tươi hoặc đóng hộp.

Người bệnh Gout kiêng ăn gì?

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

  • Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
  • Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản: sò điệp, cua, tôm
Người bệnh Gout cần kiêng các loại hải sản
Người bệnh Gout cần kiêng các loại hải sản
  • Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Người bệnh Gout – Cần xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng nên ăn gì, kiêng ăn gì mà chúng tôi vừa nêu ra trên đây, người bệnh gout cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp. Cụ thể như:

–  Trong cơn đau: tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào
trong khớp. Hậu quả là khớp sưng đau nhiều hơn. Tốt nhất nằm nghỉ ngơi hoặc bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp
giảm đau tốt hơn.
Ngoài cơn đau: cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ
làm khớp mau hư hơn.
+ Giảm cân, tránh béo phì

Tích cực giảm cân cũng là cách giúp người bệnh gout kiểm soát bệnh tốt hơn
Tích cực giảm cân cũng là cách giúp người bệnh gout kiểm soát bệnh tốt hơn

+ Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.
+ Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
+ Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
+ Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong những yếu tố gây phát cơn gout cấp).
+ Ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên dung nước quá nóng, cũng không
nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.

Trên đây, là một số thông tin chia sẻ về bệnh gout nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Hãy lưu lại kiến thức này và thực hiện ngay để việc điều trị bệnh gout của bạn và người thân hiệu quả hơn nhé! Chúc bạn mau khỏi bệnh và luôn vui khỏe, trẻ đẹp!