Chẩn đoán gout có khó không? Cần thông qua các bước xét nghiệm nào?

Những triệu chứng từ gout luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người bệnh. Gout nếu không được can thiệp sớm có nguy cơ hình thành các biến chứng nguy hiểm. Chẩn đoán gout là việc cần thiết để biết gout đang ở giai đoạn nào, từ đó có biện pháp cải thiện hữu hiệu. Theo đó, việc chẩn đoán căn bệnh này sẽ dựa vào triệu chứng từ bệnh nhân, đồng thời tiến hành qua nhiều bước xét nghiệm. Để biết chi tiết hơn về cách chẩn đoán gout, bạn hãy theo dõi bài biết bên dưới nhé!

1. Những giai đoạn của bệnh gout

Bệnh gout đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là một trong những căn bệnh liên quan đến xương khớp, đặc trưng với các cơn đau đột ngột, kéo theo hiện tượng sưng viêm. Gout gây khó khăn về vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo các chuyên gia, căn bệnh này cơ bản gồm 4 giai đoạn:

Mức độ 1 (Giai đoạn đầu của bệnh gout): Nhìn chung giai đoạn này, gout vẫn chưa có triệu chứng rõ ràng. Hàm lượng acid uric vẫn ở mức có thể kiểm soát. Tuy nhiên, những tác động từ người bệnh như dùng nhiều thức ăn giàu purin, uống rượu bia, lười vận động,… thì gout dễ dàng tiến triển xấu. 

Mức độ 2 (cấp tính): Lúc này người bệnh dần xuất hiện các biểu hiện như: Đau nhức, sưng viêm quanh khớp,… vì nồng độ acid uric đã tồn động quá mức. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán gout cấp.

Chẩn đoán gout giúp xác định bệnh sớm từ đó có cách can thiệp hiệu quả
Chẩn đoán gout giúp xác định bệnh sớm từ đó có cách can thiệp hiệu quả

Mức độ 3 (phát triển nhanh): Một khi hình thành những triệu chứng ban đầu, người bệnh không có biện pháp cải thiện, đồng thời duy trì lối sống thiếu lành mạnh thì bệnh tiến triển rất nhanh. Các cơn đau gout càng nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển. 

Mức độ 4 (mạn tính): Giai đoạn này, hạt tophi hình thành, chức năng thận bị tác động, những cơn đau và viêm xuất hiện ở hầu hết vị trí khớp. Chẩn đoán gout mạn tính trải qua nhiều bước, cần tiến hành càng sớm càng tốt, giúp hạn chế biến chứng. 

2. Biến chứng khó lường từ gout

Việc chẩn đoán gout kịp thời giúp người bệnh ngăn chặn các triệu chứng tiến triển xấu. Có thể bạn chưa biết, những biến chứng từ căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được sự đáng sợ từ chúng, nên còn thờ ơ, chủ quan. Hiểu được điều đó, hôm nay Goutrin sẽ giúp bạn tổng hợp tất tần tật các biến chứng khó lường do gout gây nên: 

– Xương khớp bị ảnh hưởng nặng nề, biến dạng, trường hợp nặng có thể tàn phế.

– Hạt tophi vỡ gây nhiễm khuẩn  gây hỏng khớp, khiến người bệnh đau nhức dữ dội. 

– Sức khỏe thận suy yếu, gout cũng được xem là một trong những tác nhân hình thành sỏi thận và suy thận.

Gout để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động lớn đến sức khỏe tổng thể
Gout để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động lớn đến sức khỏe tổng thể

– Gia tăng khả năng mắc ung thư, cao hơn cả là ung thư tuyến tiền liệt

– Việc áp dụng nhiều loại thuốc trị gout không có sự hướng dẫn từ bác sĩ, hay tự ý kết hợp những phương pháp bên ngoài cũng khiến người bệnh “hứng chịu” các biến chứng tồi tệ: Đái tháo đường, loãng xương, bệnh về tim,… 

– Không chỉ có hại cho sức khỏe, bệnh gout còn chi phối về tinh thần và cảm xúc. Với những cơn đau gout kéo dài, vận động khó khăn, điều trị dài hạn,… khiến người bệnh áp lực, buồn phiền, lo lắng. 

3. Chẩn đoán gout gồm những bước nào?

Đầu tiên để chẩn đoán gout, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng xuất hiện ở người bệnh, chẳng hạn như: Sưng đau, viêm khớp,.. Đồng thời xem xét qua bệnh sử, sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, để giúp việc chẩn đoán gout đạt hiệu quả, chính xác, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện các bước xét nghiệm sau:

3.1. Tiến hành xét nghiệm acid uric máu

Để chẩn đoán gout cấp và mạn tính thì bước xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu là không thể bỏ qua. Theo đó, mức độ acid uric ở nam giới không nên vượt 7mg/dl còn đối với nữ giới là 6mg/dl. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp acid uric trong máu cao nhưng không mắc gout. Nó thuộc vào nhóm hội chứng tăng acid uric không biểu hiện triệu chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp hạ lượng acid uric thông qua chế độ ăn uống.

Trong các xét nghiệm nhằm chẩn đoán gout thì bước kiểm tra nồng độ acid uric cực kỳ quan trọng
Trong các xét nghiệm nhằm chẩn đoán gout thì bước kiểm tra nồng độ acid uric cực kỳ quan trọng

Khi xét nghiệm acid uric máu hiển thị mức cao hơn 10mg/dl, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm thêm một vài lần sau đó, để chắc chắn rằng kết quả đúng. Khi nồng độ acid uric cao hơn mức bình thường, sẽ chia ra hai trường hợp. Thứ nhất, nếu người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng liên quan thì chỉ cần sử dụng thuốc có công dụng hạ acid uric nhằm kiểm soát. Ngược lại, nếu bệnh nhân đã hình thành triệu chứng thì khả năng bị gout rất cao, từ đó được chỉ định dùng thuốc đặc trị kèm theo các biện pháp cải thiện cần thiết. 

3.2. Tiến hành xét nghiệm acid uric niệu 

Thông qua bước này, chúng ta có thể xác định được hàm lượng acid uric được bài tiết trong 24 giờ. Qua đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân khiến nồng độ acid uric tăng là do đâu. Cơ bản sẽ có hai lý do chính, là vì cơ thể gia tăng acid uric hoặc vì chức năng thận giảm bài tiết.

Ở người bình thường, nồng độ acid uric trong 1 ngày sẽ ở mức 600mg. Trên cơ sở đó, nếu quá trình xét nghiệm cho kết quả thấp hơn 600mg, thì chứng tỏ khả năng loại bỏ acid uric tại thận đang bị giới hạn. Nhờ bước xét nghiệm này, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên gout, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. 

3.3. Tiến hành xét nghiệm dịch khớp

Dịch khớp được hiểu đơn giản là chất lỏng nhầy tồn tại ở các khớp. Công dụng chính của nó là giúp hạn chế ma sát, hỗ trợ quá trình vận động của khớp. Phần lớn những người mắc gout đều hình thành các tinh thể urat bao quanh khớp, tạo cơn đau, khó chịu. Việc xét nghiệm dịch khớp, sẽ giúp chẩn đoán gout đạt hiệu quả hơn, đặc biệt là chẩn đoán gout mạn tính. Bước xét nghiệm này cũng thường được dùng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến xương khớp nói chung. 

Nếu người bệnh xuất hiện hạt tophi, dịch khớp sẽ được lấy từ một trong số đó
Nếu người bệnh xuất hiện hạt tophi, dịch khớp sẽ được lấy từ một trong số đó

3.4. Tiến hành xét nghiệm chức năng thận

Thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng, điển hình với khả năng bài tiết và đặc biệt là đào thải acid uric. Một khi thận bị tổn thương hay gặp bất kỳ vấn đề gì sẽ tác động đến quá trình thanh lọc acid uric. Lâu dần, hàm lượng acid uric tồn đọng quá nhiều, kéo theo nguy cơ mắc gout. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm những chỉ số về ure, creatinin,… 

Bên cạnh bốn bước xét nghiệm bên trên, khi chẩn đoán gout bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X quang, chụp CT hoặc xét nghiệm bạch cầu.

Bài viết trên cung cấp đến độc giả những nội dung chi tiết nhất về cách chẩn đoán gout. Căn bệnh này, ẩn chứa nhiều hệ lụy về sức khỏe, vì vậy bạn cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thực hiện các bước xét nghiệm liên quan đến bệnh gout, nhất là khi phát hiện bản thân có những triệu chứng về xương khớp. Ngoài ra, để ngăn bệnh gout, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm vận động, nói không với rượu bia. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!