Nhiễm trùng hạt Tophi cần xử lý như thế nào?

Hạt Tophi là một dấu hiệu cảnh báo bệnh Gout đã chuyển sang giai đoạn biến chứng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi. Vậy hạt Tophi là gì? Cách xử lý và điều trị hạt Tophi bị nhiễm trùng ra sao? Hãy cùng Goutrin đi tìm câu trả lời qua bài viết!

1. Nhiễm trùng hạt Tophi là gì?

Gout là một bệnh lý đặc trưng của xương khớp bắt nguồn từ axit uric trong máu tăng. Bệnh gây các các triệu chứng đau đớn, khó chịu cho người bệnh, nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi.

Vậy hạt Tophi là gì? Hạt Tophi cũng cùng tương tự như các khối u nhỏ, nó sẽ phát triển theo thời gian và nhô lên trên các khớp ngay dưới da. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy và sờ vào, hạt Tophi có nhiều loại kích thước khác nhau. Với những hạt Tophi nhỏ thường sẽ dao động từ 0.5 – 1mm rất khó phát hiện, hạt to sẽ có kích thước từ 3 – 10cm.  

Theo đó, các hạt Tophi thường xuất hiện khi bệnh Gout đã chuyển sang giai đoạn biến chứng. Nguyên nhân là do hàm lượng Acid uric trong cơ thể tăng cao, kéo theo các tinh thể urat lắng đọng nhiều tại các khớp. Về lâu dài, sẽ hình thành các khối u cục nổi trên bề mặt da hay còn gọi là các hạt Tophi. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nhiễm trùng hạt Tophi là một biến chứng nguy hiểm của Gout mà người bệnh nên lưu ý
Nhiễm trùng hạt Tophi là một biến chứng nguy hiểm của Gout mà người bệnh nên lưu ý

Bạn có thể nhận biết tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi thông qua triệu chứng hạt Tophi vỡ ra và chảy máu, cùng với đó là những tổn thương lâu lành ngoài da. Trong trường hợp này, nếu các hạt Tophi không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại tấn công và gây viêm nhiễm. 

Theo thống kê, có khoảng 12 – 35% người bệnh đối mặt với biến chứng của Gout là xuất hiện hạt Tophi. Tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi ban đầu chỉ là nhiễm khuẩn tại chỗ. Thế nhưng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng khớp hay nhiễm trùng huyết rất đáng lo ngại. 

2. Cách điều trị nhiễm trùng hạt Tophi

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi qua một số biểu hiện đặc trưng. Chẳng hạn, xuất hiện dịch mủ màu trắng đục hay vàng đục có thể có mùi hoặc không. Bên cạnh đó, còn có triệu chứng như sốt, môi bong tróc, hơi thở có mùi…Nếu có những dấu hiệu nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. 

Dưới đây là những cách điều trị nhiễm trùng hạt Tophi mà bạn có thể tham khảo: 

2.1. Điều trị tại chỗ

Khi hạt Tophi có biểu hiện vỡ ra thì người bệnh cần phải có biện pháp xử lý kịp thời. Trước tiên, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ ở các khớp bị nhiễm trùng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Betadin pha loãng. Tiếp đến, là sử dụng băng thấm dung dịch natri clorua 10% để bảo vệ khu vực bị nhiễm trùng khỏi các tác nhân gây hại. Lưu ý, trong quá trình thực hiện nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát nhiễm trùng và hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm. 

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để vệ sinh các khớp đúng cách
Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để vệ sinh các khớp đúng cách

2.2. Sử dụng thuốc kháng sinh

Uống thuốc chính là giải pháp không thể thiếu đối với người bệnh Gout, đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng hạt Tophi. Thông thường, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp.

Trường hợp chưa có kết quả cấy vi khuẩn

Với trường hợp chưa xác định được loại vi khuẩn nào tác nhân gây nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc kháng sinh như: Ceftriaxon, Cefotaxim, Gentamycin, Amikacin. 

Theo đó, để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn người ta sẽ dựa vào độ tuổi, tình trạng kháng thuốc của người bệnh, cũng như kinh nghiệm từ bác sĩ và nhiều yếu tố khác. 

Cấy máu và dịch vỡ hạt Tophi cho kết quả dương tính

Trong trường hợp này bác sĩ thường điều trị theo kháng sinh đồ, đôi khi người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng như ban đầu nếu mang lại kết quả tốt. Dựa vào từng trường hợp của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp: 

– Nhiễm khuẩn tụ vàng: Oxacillin, Clindamycin, Vancomycin

Nhiễm khuẩn do S. pneumoniae và H. influenzae kháng Penicillin: Ceftriaxon, Cefotaxim. 

– Nhiễm trực khuẩn mủ xanh: Mezlocillin, Ceftazidim, Ciprofloxacin và một số thuốc thuộc nhóm Penicillin phổ rộng. 

– Nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột: Levofloxacin, kháng sinh thế hệ 2 hay 3.

Khi sử dụng tất cả các loại thuốc kháng sinh nêu trên người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay thay đổi về liều lượng. 

Việc sử dụng thuốc nhằm kiểm soát tốt các hạt Tophi và ngăn ngừa biến chứng
Việc sử dụng thuốc nhằm kiểm soát tốt các hạt Tophi và ngăn ngừa biến chứng

2.3. Can thiệp ngoại khoa

Nếu việc sử dụng thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả do hạt Tophi quá lớn hoặc tình trạng nhiễm trùng quá nặng thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cuối cùng là can thiệp phẫu thuật. Theo đó, mục đích của việc can thiệp phẫu thuật là để loại bỏ hạt Tophi hoặc xương sụn khi có những biểu hiện của nhiễm trùng. 

3. Cách làm tan cục Tophi hiệu quả tại nhà

Bên cạnh cách điều trị nhiễm trùng hạt Tophi thì việc tìm hiểu về những biện pháp làm cục Tophi cũng là một điều rất quan trọng mà người bệnh cần lưu tâm, đặc biệt là những trường hợp mới xuất hiện hạt Tophi. Nguyên nhân là do việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng giúp thu nhỏ và ngăn ngừa những biến chứng của hạt Tophi. Thế nhưng, người bệnh sẽ có nguy cơ phụ thuộc thuốc. Dưới đây là những cách làm tan cục Tophi mà người bệnh nên áp dụng để hạn chế sử dụng thuốc:

– Uống nước đầy đủ: Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể sẽ góp phần hỗ trợ điều trị Gout và hạn chế sự phát triển của hạt Tophi. Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn góp phần giúp cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra tốt hơn, trong đó có quá trình đào thải Acid uric của thận. 

– Bổ sung Vitamin C và các khoáng chất thiết yếu: Vitamin C có khả năng kích thích quá trình đào thải Acid uric. Qua đó, hỗ trợ làm tan và hạn chế phát triển của các hạt Tophi. Người bệnh có thể bổ sung Vitamin C cho cơ thể thông qua các thực phẩm hoặc sử dụng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. 

Bổ sung Vitamin C và các khoáng chất thiết yếu sẽ góp phần kiểm soát hạt Tophi hiệu quả
Bổ sung Vitamin C và các khoáng chất thiết yếu sẽ góp phần kiểm soát hạt Tophi hiệu quả

– Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên tránh các chất béo bão hòa, thay vào đó nên tích cực bổ sung các thực phẩm có hàm lượng chất xơ hòa tan trong khẩu phần ăn. Điều này sẽ góp phần làm giảm Acid uric và kiểm soát sự hình thành, cũng như phát triển của các hạt Tophi. 

– Vận động thường xuyên: Việc lựa chọn bài tập phù hợp và duy trì thói quen tập luyện thường xuyên sẽ hỗ trợ làm giảm mức Acid uric và làm thu nhỏ cục Tophi. Cùng với đó là giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế áp lực lên hệ thống xương khớp. 

– Giữ tinh thần lạc quan: Stress, căng thẳng là một trong những yếu tố khiến bệnh Gout trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến hình thành các hạt Tophi. Vì vậy, muốn làm tan các hạt Tophi cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng thì người bệnh cần phải giữ một tinh thần lạc quan, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời, thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ và đủ giấc để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chữa bệnh. 

Bài viết trên là những thông tin quan trọng về hạt Tophi, cùng với đó là cách xử lý và điều trị trong trường hợp nhiễm trùng hạt Tophi mà người bệnh Gout nên biết. Như chúng ta đã biết hạt Tophi là biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu xuất hiện hạt Tophi thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp và có cách xử lý kịp thời.