Bệnh gout ở người lớn tuổi: Nhận biết và điều trị ra sao?
Bệnh gout xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống với lượng purin cao, lạm dụng thức uống có cồn và một số bệnh lý nền gây biến chứng. Người cao tuổi có sức đề kháng yếu, khả năng chống chọi với bệnh tật giảm dần theo thời gian. Một khi mắc gout, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc nhận biết sớm bệnh, giúp người lớn tuổi có cách điều trị kịp thời, ngăn được các triệu chứng tồi tệ.
1. Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (thống phong) là một trong những dạng viêm khớp phổ biến. So với những bệnh lý về xương khớp khác, gout có tính chất phức tạp và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Hầu hết, bệnh gout ở người lớn tuổi sẽ bắt đầu được phát hiện với tình trạng sưng viêm, xuất hiện các cơn đau đột ngột tại ngón chân cái. Một khi bệnh tiến triển nặng, phạm vi ảnh hưởng dần lan rộng khắp cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng và lối sống tác động lớn đến tình trạng gout. Vì vậy, từ khi chẩn đoán mắc căn bệnh này, bệnh nhân phải chủ động có lịch trình làm việc và sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, người lớn tuổi mắc gout, cần tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mới, hay thực hiện những phương pháp chữa gout tại nhà một cách tự phát.
Cho đến hiện tại, gout vẫn là căn bệnh chưa có cách loại bỏ hoàn toàn. Do đó, người cao tuổi không được chủ quan, lơ là. Người bệnh cần tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ. Một khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường về xương khớp đừng ngần ngại đến cơ sở y tế để kiểm tra bạn nhé!
2. Nguyên nhân bệnh gout ở người lớn tuổi
Bản chất bệnh gout hình thành là do hàm lượng acid uric trong máu vượt mức cho phép. Ở người bình thường, acid uric sẽ được loại trừ thông qua thận, được nước tiểu đưa ra ngoài. Với bệnh nhân gout, nồng độ acid uric quá cao, thận không thể đào thải toàn bộ. Lâu ngày, chúng tồn đọng tại khớp, tạo nên các tinh thể urat, gây ra hiện tượng viêm, khởi phát cơn đau gout cấp.
Sau đây là những yếu tố khiến lượng acid uric gia tăng, gây bệnh gout ở người lớn tuổi:
– Chế độ ăn uống: Việc dung nạp những thực phẩm giàu purin sẽ gia tăng tỉ lệ mắc gout, nếu đã bị bệnh thì tình trạng ngày càng tồi tệ. Điển hình với những thực phẩm như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, măng, hải sản,…
– Lạm dụng đồ uống có cồn: Phải kể đến đầu tiên là bia rượu, người lớn tuổi sử dụng những thức uống này khiến quá trình đào thải acid uric gặp trở ngại. Qua đó, họ dễ dàng mắc gout.
– Thừa cân, béo phì: Được biết, đối tượng bị thừa cân thường gặp vấn đề rối loạn về chuyển hóa. Theo đó, nó kích thích sản sinh acid uric với lượng cao, kéo theo nguy cơ hình thành gout.
– Một số nguyên do khác: Di truyền, tác dụng phụ từ những loại thuốc (lợi tiểu, đái tháo đường, thận,…), người mắc bệnh về tim mạch/tiểu đường/thận, đối tượng thực hiện các ca phẫu thuật cấy ghép,…
3. Dấu hiệu bệnh gout ở người cao tuổi như thế nào?
Người lớn tuổi có sức khỏe yếu, một khi bị gout các triệu chứng thường kéo dài và mức độ nặng hơn những độ tuổi khác. Đặc trưng nhất của căn bệnh này là tình trạng đau nhức khớp diễn ra đột ngột và tập trung chủ yếu vào ban đêm. Phần lớn, người bệnh dựa vào đặc điểm này để nhận biết gout.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu khác giúp người cao tuổi xác định gout bao gồm:
– Vùng khớp xuất hiện tình trạng sưng đỏ, kèm theo các cơn đau dữ dội. Mức độ đau nhức có thể kéo dài đến 12 giờ và sau đó giảm bớt.
– Một số bệnh nhân, cơn đau gout được đẩy lùi sau 1 đến 2 ngày. Hiện tượng viêm khớp thì tồi tệ hơn, nó sẽ duy trì trong một hoặc nhiều tuần liền.
– Vị trí khớp sưng viêm, khi bạn sờ vào có cảm giác ấm và mềm.
– Gout gây sự khó chịu, vận động bất tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
– Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, và một số người bệnh còn gặp triệu chứng sốt, ớn lạnh.
– Một khi gout tiến triển đến mức nặng sẽ hình thành hạt tophi.
4. Bệnh gout ở người lớn tuổi có đáng sợ không?
Không chỉ ở người lớn tuổi, mọi đối tượng mắc gout đều ẩn chứa những nguy hiểm về sức khỏe. Căn bệnh này bên cạnh việc tác động lớn đến xương khớp, nó còn làm suy giảm chức năng những cơ quan khác trong cơ thể. Sau đây, Goutrin sẽ tổng hợp một số biến chứng của gout để bạn thấy được bệnh lý này đáng sợ ra sao:
– Đau đớn: Khi gout ở giai đoạn nặng, mức độ đau nhức ngày càng gia tăng, khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng, ảnh hưởng đến tinh thần.
– Xuất hiện hạt tophi: Đến một mức nào đó, các tinh thể urat tích tụ quá ngưỡng sẽ hình thành cục u tophi. Chúng làm khớp biến dạng, khi vỡ gây nhiễm khuẩn. Hạt tophi là nguyên nhân tăng độ đau khớp.
– Liệt chi, tàn phế: Bệnh gout ở người lớn tuổi khiến bệnh nhân giảm khả năng vận động. Vào thời kỳ cuối, gout có nguy cơ gây tàn phế, không thể đi lại.
– Tổn hại thận: Hàm lượng acid uric quá cao sẽ tích tụ ở đường tiết niệu, gây sỏi thận. Tình trạng này khiến người bệnh tiểu nhiều lần, khó chịu khi tiểu tiện,…
– Các biến chứng khác: Giai đoạn cuối của bệnh, gout còn dẫn đến đục thủy tinh thể, tiểu đường, xuất huyết tiêu hóa,…
5. Bật mí cách chữa bệnh gout tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị gout từ bác sĩ, bệnh gout ở người lớn tuổi có thể được kiểm soát thông qua một số biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh bắt buộc phải hỏi qua ý kiến bác sĩ. Bên dưới là một trong những mẹo chữa gout được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau thực hiện:
– Ngâm chân với nước ấm: Nhiệt độ nước vừa phải có thể giúp giảm cơn đau từ gout, trung hòa nồng độ acid uric trong máu, đồng thời kích thích quá trình đào thải chúng ra ngoài cơ thể.
– Bổ sung nước đầy đủ: Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước, để giúp loại bỏ dần lượng acid uric. Ngoài ra, việc uống nước lúc cơn đau gout xuất hiện sẽ giúp giảm cơn đau.
– Tận dụng nguyên liệu tự nhiên: Điển hình hơn hết là cải bẹ xanh, cần tây, lá lốt, lá tía tô, gừng,… Thành phần bên trong những nguyên liệu này có công dụng làm dịu cơn đau gout, ngăn bệnh tiến triển xấu. Người bệnh có thể bổ sung chúng vào thực đơn, nấu nước uống hoặc thêm vào cùng nước ấm để ngâm chân.
Bài viết bên trên nhằm chia sẻ cùng bạn đọc những thông tin về chủ đề bệnh gout ở người lớn tuổi. Căn bệnh này luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm từ nó. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh ngay từ đầu cũng như cải thiện gout hữu hiệu. Mỗi người cần có chế độ ăn uống khoa học, giảm bớt thực phẩm giàu purin, nói không với chất kích thích. Bên cạnh đó, hãy tập thói quen luyện tập thể dục và chơi thể thao hằng ngày bạn nhé!