5 thói quen khiến bạn dễ mắc bệnh gout – Biết để phòng tránh

Bệnh gout là một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây ra sự khó chịu, đau nhức kéo dài. Nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, các triệu chứng do gout gây nên có thể tiến triển ngày một tồi tệ kéo theo nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên nhiều người vẫn lơ là, chủ quan. Bên cạnh đó, có thể bạn chưa biết một số thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống cũng là tác nhân gây bệnh gout và khiến bệnh thêm trầm trọng. Để phòng tránh hiệu quả bệnh gout bạn cần loại bỏ những thói quen được đề cập trong bài viết sau đây, cùng Goutrin tìm hiểu nhé!

1. Bệnh gout là gì?

Trước khi đi sâu vào những thói quen hình thành bệnh gout, chúng ta sẽ phân tích bệnh gout là gì, có các đặc điểm ra sao. Theo các chuyên gia, bệnh gout là bệnh lý về xương khớp, do quá trình rối loạn acid uric gây nên. Một số thống kê đã đưa ra nhận định, bệnh gout thường khởi phát chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc gout đang dần trẻ hóa do lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học, và nó cũng trở thành nỗi lo của nhiều đối tượng.

Bệnh gout được biết là căn bệnh liên quan đến xương khớp
Bệnh gout được biết là căn bệnh liên quan đến xương khớp

Chúng ta dễ dàng nhận diện gout thông qua các triệu chứng đau nhức khớp, các cơn đau này đa phần diễn ra đột ngột, mức độ đau nhức từ nhẹ đến dữ dội tùy vào tình trạng bệnh. Trong nhiều trường hợp, gout còn gây sưng viêm, khớp bị tác động mạnh có thể làm người bệnh không vận động được. Trong thời gian gout bùng phát, bệnh nhân không có phương pháp can thiệp thích hợp sẽ khiến các triệu chứng kéo dài trong vài ngày, vài tuần và thậm chí là hàng tháng. 

2. Bật mí 5 thói quen xấu dễ hình thành bệnh gout

Một khi gout đã hình thành thì quá trình điều trị dứt điểm rất khó khăn và cần thời gian dài. Do đó, bạn không được thờ ơ với căn bệnh “quái ác” này, cần ngăn chặn nó  ngay từ đầu. Trước tiên, bạn hãy nhanh chóng loại bỏ những thói quen xấu sau đây: 

2.1. Sử dụng đồ uống có cồn

Từ lâu các thức uống có cồn đã được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều vì chúng là tác nhân gây ra các hệ lụy về sức khỏe, trong đó có bệnh gout. Theo đó, những loại bia nói chung như bia tươi hay bia hơi đều có thành phần chính là nấm men. Men được tìm thấy trong bia được chứng minh là có nồng độ purin khá cao.

Nếu sử dụng bia trong thời gian dài, quá liều lượng sẽ dễ dàng hình thành gout, triệu chứng của nó cũng xuất hiện nhanh hơn và gây đau đớn nhiều hơn nhóm người không dùng bia. Ngoài ra, rượu có lượng cồn cao, khiến chức năng gan thận suy yếu, điều này làm mất ổn định việc chuyển hóa acid uric – thủ phạm để gout xuất hiện. 

Rượu bia là tác nhân gây nên gout và khiến các triệu chứng gout thêm tồi tệ
Rượu bia là tác nhân gây nên gout và khiến các triệu chứng gout thêm tồi tệ

2.2. Lạm dụng cá thịt, hải sản, nội tạng động vật

Khi đưa ra các lời khuyên cho bệnh nhân gout, bác sĩ luôn chỉ định hạn chế các thức ăn chứa hàm lượng đạm nhiều trên 50% purin, điển hình là các loại thịt đỏ như: Thịt bò, dê, trâu, hải sản, nội tạng động vật…. Thêm vào đó, mỗi người chỉ nên bổ sung từ 113g đến 170g thịt/ngày. Theo đó, thịt heo, gà, thịt nạc,… là gợi ý tốt nhất dành cho bạn.

Thói quen lạm dụng quá nhiều thịt cá hay hải sản được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gout. Những ai đã mắc gout thì thói quen này sẽ khiến bệnh tình ngày một trầm trọng hơn, nguy cơ đối mặt với biến chứng tổn thương khớp rất cao. 

2.3. Dung nạp nhiều chất béo

Như chúng ta đã biết thì chất béo là một trong những nhóm chất không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, việc dung nạp đầy đủ chất béo sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển hóa các chất và vi chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E,… Tuy nhiên, 1 tin xấu là nếu bạn sử dụng dư chất béo, nhất là chất béo bão hòa thì khả năng đối mặt với bệnh gout rất cao. Thêm vào đó, những người đã mắc gout thì chất béo sẽ tăng thêm tình trạng đau nhức, khiến việc điều trị gặp khó khăn. Bạn có thể thay thế chúng bằng dầu thực vật như dầu oliu, lạc,… và chỉ dùng ở mức vừa phải.

Sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa sẽ dễ hình thành bệnh gout
Sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa sẽ dễ hình thành bệnh gout

2.4. Dùng quá mức đường và đồ ăn vặt

Bên cạnh đồ uống chứa cồn, thịt cá, chất béo thì đường và đồ ăn vặt là tác nhân tiếp theo khiến bạn dễ mắc gout nhất. Thói quen dùng đồ ăn quá ngọt, sản phẩm có lượng đường hóa học cao hay món ăn được chế biến sẵn cần được loại bỏ sớm nếu bạn không muốn bị gout. Đặc biệt, việc sử dụng các thức uống có gas, nước ngọt đóng chai cũng tiềm ẩn nguy cơ hình thành gout mà ít người biết.

Thay vào đó, bạn hãy uống nước suối tinh khiết hoặc các loại nước ép hoa quả để cung cấp năng lượng và tăng thêm đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trong trường hợp bạn phải dùng các thức ăn đóng hộp thì nên kiểm tra kỹ lượng đường của sản phẩm. 

2.5. Lười vận động hoặc luyện tập với cường độ mạnh

Không chỉ có gout mà việc lười vận động, không luyện tập thể dục hay chơi thể thao trong thời gian dài, bạn rất dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, đái tháo đường, béo phì,… Có thể bạn chưa biết, các tinh thể urat có khả năng sẽ tích tụ tại các khớp nếu bạn lười hoạt động. Thông quá đó, chúng sẽ hình thành nên bệnh gout sau một khoảng thời gian, mà bạn không hề hay biết. 

Sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa sẽ dễ hình thành bệnh gout
Nhóm đối tượng lười vận động có nguy cơ mắc gout cao hơn cả

Sau nhiều ngày không vận động chân tay, nếu bạn tham gia các hoạt động ngoài trời, chạy nhảy hay khiêng vác đồ nặng với cường độ mạnh thì việc xuất hiện các cơn đau gout là chuyện thường thấy. Theo các chuyên gia, lúc này các khớp của bạn chưa kịp thích ứng với cường độ mới, vì làm việc quá sức nên chúng sẽ mỏi, đau nhức, và thậm chí là sưng. Do đó, nếu bạn cũng có thói quen lười vận động, khi muốn luyện tập lại thì đừng gắng sức, trước tiên hãy thử với những thao tác nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, sau đó hẳn nâng dần mức độ. 

Bài viết trên giúp độc giả có cái nhìn rõ nét hơn về những thói quen dễ hình thành bệnh gout, qua đó bạn có thể loại bỏ chúng, ngăn chặn gout ngay từ đầu. Hy vọng những thông tin trong bài chứa đựng nội dung hữu ích với bạn. Trong trường hợp bạn cảm nhận thấy cơ thể có những biểu hiện khác lạ liên quan đến xương khớp thì hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, đảm bảo sức khỏe luôn ổn định. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!