Lá sen: “Bảo bối” đào thải acid uric cho bệnh nhân gout
Xu hướng điều trị gout bằng các nguyên liệu tự nhiên đang được lòng các bệnh nhân gout. Với cách thực hiện đơn giản, ai cũng có thể áp dụng tại nhà. Một số “bảo bối” không thể nào bỏ qua như cải bẹ xanh, gừng, lá sói rừng, lá lược vàng,… Và lá sen cũng thuộc top nguyên liệu được đông đảo người bệnh gout truyền tai nhau sử dụng. Để biết được những công thức đặc biệt là lá sen với công dụng đẩy lùi gout hiệu nghiệm, bạn hãy cùng Goutrin theo dõi bài viết bên dưới nhé!
1. Chữa gout bằng lá sen có thật sự hiệu quả
Sen là loại cây không còn xa lạ với người Việt. Điều đặc biệt ở sen là dường như tất cả bộ phận của nó đều tận dụng được. Riêng để hỗ trợ điều trị gout, chúng ta sẽ dùng đến lá sen. Nổi bật với tác dụng chống viêm, sưng đau, dùng lá sen đúng cách được xem là phương pháp tối ưu giúp giảm các cơn đau gout cấp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ phòng ngừa tái phát gout hữu hiệu.
Bên trong lá sen chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, chẳng hạn như Isoquercitrin, Anonaine,… Chúng được biết đến với khả năng kiểm soát lượng cholesterol trong máu, cân bằng đường huyết, ngăn chặn các bệnh lý về tim mạch. Qua đó, nâng cao sức khỏe cho người bị gout, bảo vệ cơ thể toàn diện hơn.
Lá sen là nguyên liệu dễ tìm, bảo quản tốt có thể sử dụng được lâu dài. Nhờ vậy, bệnh nhân gout có thể linh hoạt áp dụng bài thuốc chữa gout bằng lá sen tại nhà, tiết kiệm thời gian. Để phương pháp cải thiện các cơn đau gout thông qua lá sen đạt hiệu quả cao, người bệnh phải kiên trì áp dụng. Bên cạnh đó, phải giữ tinh thần thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
2. Bật mí công thức hãm trà lá sen chữa gout
Khi nhắc đến những phương pháp đẩy lùi bệnh gout bằng nguyên liệu thiên nhiên, lá sen luôn nằm trong top được tìm kiếm. Cách sử dụng đơn giản nhất là nấu trà uống hằng ngày. Hãm trà sẽ giúp lá sen giữ được dưỡng chất, công dụng mang lại hiệu quả. Sau đây là những bước pha trà lá sen cải thiện gout, bạn có thể tham khảo.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 1 đến 2 lá sen (có thể dùng lá tươi hoặc phơi khô), rửa thật sạch rồi thái nhỏ.
– Nấu khoảng 500ml đến 1 lít nước, đợi nước sôi thì cho lá sen vào nấu cùng (tùy vào lượng lá sen bạn dùng mà cân nhắc lượng nước cho phù hợp).
– Đợi trong khoảng 10 đến 15 phút cho thành phần trong lá sen hòa tan hoàn toàn với nước thì có thể dùng được.
– Cố gắng dùng hết trà lá sen trong ngày, không để qua đêm. Sử dụng thường xuyên sẽ cảm nhận tình trạng gout thuyên giảm rõ rệt.
3. Một số lưu ý khi sử dụng lá sen cải thiện gout
Để đảm bảo lá sen mang lại hiệu quả chữa gout như kỳ vọng, trước khi quyết định áp dụng, người bệnh cần lưu tâm một số điều sau:
– Bệnh nhân gout có thể trạng yếu, thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể không nên thực hiện công thức này.
– Không tự ý kết hợp lá sen với những nguyên liệu khác, để tránh các thành phần “tương khắc” nhau có thể gây hại đến sức khỏe.
– Hỏi kỹ ý kiến từ bác sĩ điều trị về liều lượng sử dụng và tần suất dùng trà.
– Trong quá trình uống trà lá sen cải thiện cơn đau gout, nếu thấy có những triệu chứng lạ thì ngừng ngay việc áp dụng.
– Tiến hành kiểm tra nồng độ acid uric thường xuyên, để chắc chắn rằng trà lá sen không làm bệnh tình tồi tệ hơn.
– Mua lá sen đặc biệt là hình thức phơi khô, người bệnh phải lựa chọn địa điểm uy tín.
4. Một số câu hỏi liên quan đến bệnh gout
Bệnh gout gây ra những cơn đau đột ngột, nhất là thời điểm giữa đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Từ đó, tác động lớn đến sức khỏe tổng thể, làm giảm hiệu quả làm việc. Thêm vào đó, một khi bệnh tiến triển nặng, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh gout từ lâu đã trở thành căn bệnh ám ảnh của nhiều người. Xung quanh nó xuất hiện rất nhiều thắc mắc. Hiểu được điều này, hôm nay Goutrin sẽ giải đáp cho bạn một số câu hỏi nhận được sự quan tâm của người mắc gout.
4.1. Bệnh gout có thể điều trị hoàn toàn không?
Cho đến hiện tại, bệnh gout vẫn chưa có thuốc đặc trị. Để kiểm soát bệnh, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng cân bằng nồng độ acid uric và giảm cơn gout cấp. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ có thể lựa chọn những phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Nguyên tắc chữa gout là sự kết hợp hài hòa giữa điều trị và phòng ngừa.
Tuy nhiên, bạn có thể an tâm, vì nếu người mắc gout có cách ăn uống và chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học thì bệnh gout có thể kiểm soát được. Từ đó, họ có thể “chung sống hòa bình” với gout. Để chắc chắn bệnh không trở nặng, bệnh nhân gout cần tạo thói quen tái khám bệnh đúng lịch hẹn.
4.2. Người mắc gout có lây truyền cho người khác?
Lâu nay nhiều người vẫn có suy nghĩ bệnh gout có thể lây truyền sang người khác. Đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia, bệnh gout không thuộc nhóm truyền nhiễm. Theo đó, nguồn cội của lầm tưởng này là vì họ nhầm lẫn với yếu tố di truyền của gout. Cụ thể, trong gia đình nếu có ông bà, cha mẹ bị gout thì có nguy cơ lây truyền sang các thành viên khác, nhưng tỉ lệ thấp. Vì vậy, bạn có thể an tâm tiếp xúc với người bị gout mà không lo họ truyền bệnh.
4.3. Điều trị gout bằng nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả như lời đồn?
Vì có nguồn gốc từ tự nhiên nên các phương pháp cải thiện gout này lành tính, dường như không gây tác dụng. Mặc dù vậy nhưng chúng mang lại hiệu quả khá chậm, cần có thời gian để phát huy công dụng. Thông thường, cải bẹ xanh, lá trầu, lá tía tô,… chỉ dùng để hỗ trợ điều trị gout ở giai đoạn đầu. Để tăng hiệu quả chữa gout, người bệnh nên kết hợp đồng thời nhiều biện pháp: Tập thể dục, ngồi thiền, dùng tinh dầu, chườm đó, dùng thực phẩm chức năng,… Mọi quyết định phải thông qua ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Bài viết trên cung cấp cho độc giả mẹo chữa gout bằng lá sen, đồng thời giải đáp một số thắc mắc xoay quanh bệnh gout. Hy vọng thông tin trong bài chứa đựng nội dung bạn đang tìm kiếm. Điều trị gout là cả một quá trình, cần có sự quyết tâm, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Đặc biệt, bệnh nhân gout nên kiêng một số thực phẩm giàu purin như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, măng, giá, hải sản,… Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!