Vì sao tỉ lệ mắc gout ngày càng trẻ hóa?

Theo các chuyên gia, bệnh gout có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Đây là vấn đề đáng báo động, cần được quan tâm. Bệnh gout tác động lớn đến hệ xương khớp, ở giai đoạn nặng nguy cơ hình thành các biến chứng rất cao. Nó ảnh hưởng lớn đến đi lại, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào khiến người trẻ mắc gout nhiều? Thông qua những triệu chứng gì để nhận biết? Phòng ngừa bệnh gout cho giới trẻ ra sao? Cùng Goutrin tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc gout

Theo các chuyên gia, bệnh gout là một trong những căn bệnh về xương khớp. Nó hình thành do hàm lượng acid uric trong máu quá cao, lâu dần lắng động nên các tinh thể muối urat tại mô khớp, gây đau nhức. Theo các thống kê, tỷ lệ mắc gout thông thường ở nhóm tuổi từ 40 – 60 và chủ yếu là nam giới. Thời gian gần đây, độ tuổi bị gout trẻ dần, cụ thể đã ghi nhận trong nhóm người từ 30 – 40 tuổi. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến gout xuất hiện ở giới trẻ, bạn có thể tham khảo qua để ngăn chặn ngay từ đầu. 

1.1. Chế độ ăn uống không khoa học

Khi đề cập đến những nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc gout, chúng ta phải nhắc ngay đến chế độ dinh dưỡng. Thói quen dùng các món ăn được chế biến từ hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,… Sẽ khiến cơ thể khó loại bỏ acid uric, gây gout dễ dàng. Thêm vào đó, nhiều người rất lười ăn rau xanh và uống nước cũng là điều kiện để gout tiến triển âm thầm. Ngoài ra, việc ăn uống dư đạm, chúng có nhiều trong thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán,… cũng là sở thích chung của nhiều người trẻ, góp phần gây gout. 

Dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin là nguyên nhân hàng đầu gây nên gout
Dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin là nguyên nhân hàng đầu gây nên gout

1.2. Uống nhiều đồ uống có cồn

Có thể bạn chưa biết, nước ta hiện đang xếp thứ thứ 2 trong nhóm những nước Đông Nam Á, đồng thời xếp vị trí thứ 3 các nước Châu Á về mức độ tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Con số này cho thấy “thú vui” sử dụng rượu bia nói riêng và đồ uống có cồn nói chung ở nước ta đang rất lớn, đặc biệt là giới trẻ. Chất cồn khi được đưa vào cơ thể quá mức, sẽ kích thích sản sinh acid uric, dẫn đến gout và các bệnh về viêm khớp. Thức uống chứa cồn không những hình thành gout mà còn tạo nên các bệnh về gan. 

1.3. Lười vận động

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, khiến giới trẻ ngày càng lười luyện tập thể dục thể thao cũng như ít tham gia các hoạt động bên ngoài. Phần lớn thời gian rảnh, họ thường dành để lướt mạng xã hội, cày phim, chơi điện tử hay ngủ. Việc lười vận động khiến cơ thể trở nên trì trệ, nguy cơ mắc gout từ đó cũng tăng cao. Thói quen tập thể dục và tham gia các bộ môn thể thao không chỉ ngăn gout mà còn tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, từ đó phòng nhiều bệnh nguy hiểm.

Người trẻ lười vận động có nguy cơ mắc gout cao hơn người chăm tập thể dục
Người trẻ lười vận động có nguy cơ mắc gout cao hơn người chăm tập thể dục

1.4. Tiền sử gia đình

Một trong những nguyên nhân dẫn đến gout ở giới trẻ, khiến nhiều người lo lắng đó là yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ mắc gout thì tỉ lệ các thành viên khác bị gout cũng rất cao. Gout có thể sẽ khởi phát sớm ở một số đối tượng, đặc biệt nếu họ có lối sống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. 

1.5. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc làm tăng tỷ lệ mắc gout mà nhiều người không biết. Được biết, các loại thuốc có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao cần lưu tâm là: Thuốc có công dụng lợi tiểu, huyết áp, tác động đến thận,… Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo qua ý kiến từ bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng quá liều kê đơn, hay tự ý kết hợp cùng những thuốc đặc trị khác. 

Một số loại thuốc có tác dụng phụ tạo nên những yếu tố hình thành bệnh gout
Một số loại thuốc có tác dụng phụ tạo nên những yếu tố hình thành bệnh gout

1.6. Mắc phải một số bệnh lý khác

Bên cạnh 5 nguyên nhân được nhắc đến bên trên, thì việc mắc một số bệnh lý cũng khiến người trẻ dễ dàng bị gout. Chúng ta phải kể đến: Những bệnh liên quan đến thận, chức năng tuyến giáp suy giảm, tan máu, vẩy nến,… Chúng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thận, có trường hợp hình thành phản ứng viêm, tăng nồng độ acid uric. Do đó, khi mắc những bệnh lý này, để ngăn việc phát sinh thêm bệnh gout, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. 

2. Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh gout ở giới trẻ

Nhìn chung thì những dấu hiệu của bệnh gout ở người trẻ sẽ tương đồng với biểu hiện trên đối tượng lớn tuổi. Sau đây là một số triệu chứng giúp bạn nhận diện gout:

– Xuất hiện những cơn đau đột ngột về đêm, đặc biệt là sau những buổi nhậu hoặc ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin.

– Các khớp có dấu hiệu sưng viêm, đỏ, sờ vào có cảm giác nóng. Xuất hiện nhiều ở ngón chân cái, ngón tay, cổ chân,…

Dấu hiệu điển hình để nhận diện gout là các cơn đau xuất hiện về đêm
Dấu hiệu điển hình để nhận diện gout là các cơn đau xuất hiện về đêm

– Cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, cảm thấy chán ăn, kèm theo những cơn sốt nhẹ và ớn lạnh.

– Những cơn đau do gout gây nên thông thường sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày liền.

– Nếu không được điều trị kịp thời, mức độ đau nhức của gout ngày một nặng hơn, có thể gây biến dạng khớp, dẫn đến bại liệt.

3. Chuyên gia tiết lộ phương pháp giúp giới trẻ ngăn bệnh gout

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh gout, người bệnh chỉ có thể kiểm soát mức độ bệnh, không để tiến triển nặng hơn. Cải thiện gout là cả một quá trình, đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Gout có thể gây nên những biến chứng khó lường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể. Do đó, ai trong chúng ta cũng cần nâng cao ý thức phòng ngừa gout ngay từ đầu. Một số lời khuyên bên dưới có thể hiệu quả trong việc ngăn gout cho giới trẻ:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng. Các chuyên gia khuyên không nên dùng quá 100g đạm/ngày. Bổ sung đa dạng các loại rau củ quả vào bữa ăn hằng ngày. Hạn chế dung nạp thức ăn nhiều dầu mỡ, hải sản, nội tạng động vật,… 

– Nói không với thức uống có cồn, chất kích thích, nên thay thế bằng nước lọc hoặc các loại nước ép. Uống đủ 1.5 đến 2 lít nước/ngày.

– Dành ra 30 – 40 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục và chơi thể thao. Nên lựa chọn những bộ môn vừa sức mình.

– Cố gắng kiểm soát cân nặng, không để thừa cân hay béo phì. Trong trường hợp cân nặng vượt quá mức bình thường, cần giảm cân một cách khoa học. 

Đối tượng là người trẻ tuổi cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe và đặc biệt là ngăn gout
Đối tượng là người trẻ tuổi cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe và đặc biệt là ngăn gout

– Không ngồi hay nằm quá lâu tại một chỗ, đặc biệt là các bạn trẻ làm việc văn phòng. Sau 30 phút ngồi lâu hãy đứng dậy vận động, duỗi thẳng chân tay.

– Uống ăn đúng giờ, điều độ, không làm việc quá sức cũng như khiêng vác những vật nặng quá sức mình. 

– Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. 

– Tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, để thực hiện đo nồng độ acid uric giúp người trẻ sớm phát hiện bệnh, trong trường hợp đã mắc bệnh cũng có phương pháp can thiệp hữu hiệu. 

Bài viết trên nhằm giải đáp thắc mắc tại sao người trẻ hiện nay dễ mắc gout. Hy vọng thông qua nội dung bài viết, bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này, từ đó có cách phòng bệnh tốt hơn. Những cơn đau từ gout gây khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Giai đoạn nặng có thể tạo nên những hạt tophi hay mất thẩm mỹ, đau nhức. Nhiều bệnh nhân gout cảm thấy tự tin, thu mình. Vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần chủ động bảo vệ sức khỏe mỗi ngày!