Bệnh gout: Mối đe dọa lớn đến sức khỏe, tính mạng

Bệnh gout được mệnh danh là “bệnh của các vua, vua của các bệnh”. Nó tác động lớn đến xương khớp, người bệnh đa phần sẽ sống chung với các cơn đau, sưng khớp. Một khi đã mắc bệnh nếu bạn không có phương pháp điều trị thích hợp thì tỉ lệ đối mặt với biến chứng rất cao. Không chỉ tác động đến xương khớp, mà bệnh gout còn ảnh hưởng tới những cơ quan khác, đe dọa lớn đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, chúng ta không được chủ quan, thờ ơ với gout. Bạn hãy cùng Goutrin tìm hiểu xem tại sao bệnh gout lại nguy hiểm đến vậy nhé!

1. Bệnh gout – Nguy hiểm khôn lường

Bệnh gout hay còn được biết đến là bệnh thống phong, là một dạng viêm khớp do quá trình tích tụ axit uric quá mức gây nên. Theo một số thống kê, bệnh gout đa phần ảnh hưởng nhiều nhất đến bàn chân, cụ thể là ngón chân cái. Bên cạnh đó, nó cũng tác động đến một số vị trí xương khớp khác như ngón tay, gót chân hay đầu gối. 

Bệnh gout để lâu tác động lớn đến sức khỏe người bệnh
Bệnh gout để lâu tác động lớn đến sức khỏe người bệnh

Một khi lượng axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép, tinh thể axit uric sẽ dần lắng đọng tại các khớp, hình thành các vùng sưng viêm, đỏ ửng, gây đau nhức dữ dội, người bệnh phải đối mặt với sự khó chịu trong nhiều ngày liên tiếp. Đặc biệt, nếu bệnh nhân sử dụng bia rượu, hay thời tiết lạnh giá cũng là “thủ phạm” khiến bệnh gout trở nên tồi tệ hơn. 

Một số nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhận định, tỷ lệ mắc bệnh gout đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Trong số đó, nam giới ở độ tuổi từ 30 đến 50 và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh có nguy cơ bị gout rất cao. Những người trẻ nếu không có chế độ ăn uống phù hợp, lối sống thiếu khoa học thì khả năng mắc gout cao hơn cả. 

2. Tổng hợp các biến chứng bệnh gout – Nỗi ám ảnh của nhiều người

Nhiều người chủ quan cho rằng bệnh gout không đáng lo ngại, vì vậy không có biện pháp can thiệp sớm, để trong thời gian lâu các triệu chứng gout tiến triển ngày một tồi tệ hơn. Sau đây mà một trong những biến chứng trầm trọng mà bệnh gout có thể gây nên, bạn nên biết: 

2.1. Biến chứng liên quan đến khớp

Theo các chuyên gia, bệnh gout có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị từ đầu. Tình trạng sưng viêm được tạo thành trong các cơn bùng phát của gout, cùng quá trình tiến triển của tophi sẽ gây nên những tổn thương từ nhẹ đến nặng ở mô khớp. Trong trường hợp tồi tệ, khớp có thể bị cứng lại, biến dạng, điều này ảnh hưởng lớn đến việc vận động, đi lại. Nếu tình trạng viêm khớp diễn ra trong nhiều ngày và kéo dài, người bệnh có nguy cơ đối mặt với vấn đề mòn xương, mất sụn. Ghi nhận ở các bệnh nhân mắc gout ở giai đoạn nặng, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật nhằm khắc phục dần những tổn thương tại khớp và đôi khi là thay khớp. 

2.2. Tổn hại thận

Bệnh gout và sỏi thận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các bệnh nhân mắc gout có tỉ lệ xuất hiện sỏi thận cao. Cụ thể, các tinh thể urate do gout tạo thành sẽ tích tụ tại đường tiết niệu, từ đó tạo ra sỏi. Trong nhiều trường hợp, các viên sỏi sẽ gây cản trở hoạt động của đường tiểu, khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát, tiểu nhiều lần, viêm nhiễm đường tiết niệu. Một khi sỏi thận đã hình thành, nếu các triệu chứng gout vẫn tiến triển, không có phương pháp can thiệp sẽ dẫn đến suy thận. 

Bị gout là một trong những nguyên nhân gây nên sỏi thận
Bị gout là một trong những nguyên nhân gây nên sỏi thận

2.3. Ảnh hưởng đến tim

Bên cạnh biến chứng về khớp và thận thì bệnh gout có nguy cơ gây nên các tổn thương cho hệ tim mạch. Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc gout có tỷ lệ bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ,… cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được điều này, vì vậy bệnh gout gia tăng đồng thời kéo theo các bệnh về tim cũng tiến triển. Để đảm bảo không gây tổn hại cho tim, người bệnh gout cần thăm khám sức khỏe thường xuyên, nhận định rõ tình trạng bệnh của bản thân, để có phương án điều trị thích hợp nhất. 

2.4. Các biến chứng khó lường khác

Bệnh gout không chỉ gây ra những tổn hại cho khớp mà nó còn kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Ngoài những biến chứng hàng đầu đã được đề cập bên trên, thì gout có thể gây đục thủy tinh thể, lúc này người bệnh giảm khả năng quan sát, luôn có cảm giác trước mắt như có màn sương bao phủ. Thêm vào đó, hội chứng khô mắt cũng được ghi nhận ở một số bệnh nhân gout. Dù là trường hợp hiếm nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra – tinh thể axit uric được tìm thấy trong phổi người bệnh gout. 

Bệnh gout nếu không điều trị từ sớm sẽ gây ra những hệ lụy cho các cơ quan khác
Bệnh gout nếu không điều trị từ sớm sẽ gây ra những hệ lụy cho các cơ quan khác

Đặc biệt, một số bệnh nhân mắc gout nhưng không tuân thủ điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn mà tự ý dùng thuốc giảm đau, các phương pháp bên ngoài, cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Theo đó, phải kể đến hiện tượng xuất huyết tiêu hóa, tiểu đường, suy giảm chức năng xương, gãy xương,… 

3. Các biện pháp giúp giảm biến chứng gout

Để cải thiện bệnh gout nói riêng và nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung, điều quan trọng nhất mà người bệnh cần lưu tâm là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, làm việc và sinh hoạt lành mạnh. Chúng sẽ giúp bạn kìm hãm sự phát triển các biến chứng gout, hạn chế được tổn thương ở khớp. Ngoài ra, các đối tượng không may mắc gout có thể tham khảo qua một số phương pháp tốt cho bệnh gout sau đây:

– Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị bệnh từ bác sĩ, không tự ý tăng liều dùng, hay sử dụng các loại thuốc giảm đau.

– Kiểm soát cân nặng, hạn chế việc tăng hay giảm cân quá đột ngột.

– Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, tốt nhất mỗi ngày nên uống từ 2 đến 2.5 lít nước, bên cạnh nước lọc người bệnh có thể thay thế bằng nước ép, nước hoa quả. 

– Nói không với đồ uống có cồn, các chất kích thích.

– Thực đơn cần giảm bớt lượng thịt, nội tạng động vật cũng như hải sản.

Người mắc gout cần tuân thủ đúng các loại thuốc đặc trị cũng như chế độ kiêng cử từ bác sĩ
Người mắc gout cần tuân thủ đúng các loại thuốc đặc trị cũng như chế độ kiêng cử từ bác sĩ

Bài viết trên giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về sự nguy hiểm của bệnh gout, từ đó có phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Hy vọng nội dung trong bài chứa đựng những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Muốn cải thiện các biến chứng từ gout cần có thời gian, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ chế độ kiêng cữ đặc biệt. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!