Bệnh gout có lây không? Nguyên nhân hình thành gout từ đâu?

Từ lâu, bệnh gout đã trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người. Vì nó gây ảnh hưởng lớn đến xương khớp, tồi tệ hơn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy căn bệnh nguy hiểm này có truyền nhiễm không? Nếu lây sẽ truyền qua đường nào? Gout hình thành do đâu? Cùng Goutrin theo dõi bài viết sau đây để có lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc bên trên nhé!

1. Chuyên gia giải đáp gout có lây không? 

Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh gout được khởi phát chủ yếu từ các yếu tố tự thân. Được hiểu đơn giản, khi nồng độ acid uric trong cơ thể người bệnh tăng quá ngưỡng, không còn kiểm soát được từ đó dẫn đến gout. Lượng acid uric gia tăng phần lớn do chế độ dinh dưỡng dung nạp quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao. Bên cạnh đó, lối sống và sinh hoạt không lành mạnh khiến quá trình đào thải acid uric gặp trở ngại. Hơn nữa, một số trường hợp mắc gout do di truyền, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp. 

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định, bệnh gout không phải là bệnh lý có tính chất lây truyền. Nhiều người thường có suy nghĩ gout truyền nhiễm vì tỉ lệ bị gout cao, và một phần nhầm lẫn với nguyên nhân di truyền. Vì vậy, bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân gout mà không lo nhiễm bệnh qua bất cứ con đường nào từ họ. Theo đó, vấn đề ăn uống, sinh hoạt, sử dụng chung các vật dụng thường ngày đều an toàn. 

Bệnh gout không thể lây truyền như nhiều người vẫn lầm tưởng
Bệnh gout không thể lây truyền như nhiều người vẫn lầm tưởng

Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc gout nếu không biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân tốt. Do đó, bạn không được chủ quan, thờ ơ với căn bệnh này. Có thể nhiều người chưa biết, khi gout tiến triển ở mức độ nặng, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vận động, làm suy giảm chức năng thận, và tồi tệ hơn là đe dọa đến tính mạng. Vì là bệnh lý về xương khớp, nên những cơn đau từ gout khiến bệnh nhân gặp trở lại lớn trong việc di chuyển. Từ đó, người bệnh thường tự ti, mặc cảm về bản thân, nhiều trường hợp e dè khi giao tiếp, tác động xấu đến hiệu quả công việc và cuộc sống. 

2. Điểm danh top nguyên nhân hình thành gout

Để chắc chắn rằng bệnh gout không có tính lây truyền, hôm nay Goutrin sẽ tổng hợp giúp bạn những nguyên nhân chính hình thành gout:

Chế độ ăn uống: Như đã đề cập ở phần trên, với chế độ dinh dưỡng dung nạp nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, măng, giá,.. thì nguy cơ hình thành gout rất cao. 

Vấn đề tuổi tác: Tuy gout không phân biệt đối tượng mắc bệnh, nhưng một số thống kê đã chỉ ra rằng, nam giới có tỉ lệ bị bệnh cao hơn nữ, đồng thời nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em sẽ ít hơn người lớn. 

Dùng các chất kích thích: Thói quen sử dụng bia rượu, thức uống có cồn, thuốc lá,… sẽ tác động đến quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Khi lượng acid uric tích trữ ngày một nhiều thì khả năng bị gout cao hơn cả.

Thừa cân: Nhóm đối tượng tăng cân mất kiểm soát, béo phì rất dễ bị gout. Đặc biệt nếu chế độ ăn uống nhiều chất đạm thì lượng acid uric trong máu không thể phân hủy tồn đọng, lâu ngày dẫn đến gout.

Mất kiểm soát về cân nặng khiến nhiều người mắc gout
Mất kiểm soát về cân nặng khiến nhiều người mắc gout

Di truyền: Đây cũng được cho là nguyên nhân khiến nhiều người nhầm lẫn với tính lây truyền ở một số bệnh. Theo đó, nếu ông bà, cha mẹ mắc gout thì các thành viên khác có nguy cơ mắc dễ dàng.

Phẫu thuật cấy ghép: Những ai trải qua việc cấy ghép các cơ quan vào cơ thể cũng sẽ có khả năng bị gout. Phần lớn sau quá trình này, cơ thể sẽ có sự “trì trệ”, chưa thích ứng được từ đó tạo ra sự rối loạn, cản trở thận loại bỏ độc tố ra ngoài. 

Rối loạn chuyển hóa: Những ai đang bị các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, tiểu đường, thận,… có nguy cơ hình thành gout cao gấp nhiều lần so với người có sức khỏe bình thường.

Cơ thể thiếu enzym phân hủy purin: Thống kê ở một số người bệnh gout, có những bệnh nhân thiếu hụt enzym hỗ trợ phân hủy purin. Cho thấy, điều này cũng làm gia tăng nguy cơ bị gout mà nhiều người không để ý đến. 

3. Cách phòng ngừa gout ngay từ đầu

Tỉ lệ mắc gout ngày càng gia tăng và trẻ hóa, đặc biệt là các đối tượng ít quan tâm đến việc ăn uống cũng như có lịch trình làm việc dày đặc. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy ai trong chúng ta cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe mỗi ngày. Cùng Goutrin phòng ngừa gout bằng một số phương pháp sau đây nhé: 

3.1. Về chế độ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học được xem là yếu tố tiên quyết đẩy lùi nguy cơ bị gout, được nhiều người áp dụng: 

– Ăn uống điều độ, hạn chế tối đa việc bỏ bữa, cần cân bằng các nhóm chất.

– Sử dụng vừa phải các thực phẩm chứa lượng purin cao, điển hình như: Thịt bò, tôm cá, gan động vật,…

– Hạn chế dùng các món ăn được chế biến từ thực phẩm lên men chẳng hạn như dưa chua, cải chua, nem chua,…

dưn

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí giúp phòng gout hiệu quả
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí giúp phòng gout hiệu quả

– Nói không với các chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,… 

– Bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh, trái cây, những loại ngũ cốc nguyên hạt,…

– Uống nước đầy đủ mỗi ngày, nên dùng từ 1.5 đến 2 lít, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép hoa quả. Qua đó, sẽ tốt cho quá trình đào thải acid uric ra ngoài, ngăn gout hữu hiệu. 

3.2. Về lối sống, sinh hoạt

– Hạn chế việc khiêng vác các đồ vật nặng, làm việc quá sức, để tránh gây áp lực cho khung xương.

– Xây dựng thời gian biểu trong ngày khoa học, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều cũng như áp lực công việc.

– Để ngăn chặn gout, bạn nên hạn chế mang các loại dép quá chật so với size chân của mình và đặc biệt là đi giày cao gót trong nhiều giờ.

Luyện tập thể dục và chơi thể thao đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, ngăn gout
Luyện tập thể dục và chơi thể thao đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, ngăn gout

– Để nâng cao sức khỏe xương khớp, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, bạn nên tích cực luyện tập thể dục thể thao, chỉ cần thực hiện các bài tập vừa sức mình, mỗi ngày dành ra 15 đến 20 phút. 

– Quan tâm đến cân nặng của bản thân, không để tình trạng tăng cân đột ngột. 

– Tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, để kiểm soát lượng acid uric trong máu.

Bài viết trên nhằm tìm ra câu trả lời cho thắc mắc: “Bệnh gout có lây truyền không”. Hy vọng, nội dung trong bài chứa thông tin hữu ích với bạn đọc. Cho đến hiện tại, gout vẫn là căn bệnh chưa thể điều trị hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát mức độ bệnh thông qua sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, việc ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và kết hợp với những phương pháp chữa dân gian cũng được xem là cách chữa gout hiệu quả. Đừng để gout khiến bạn tự ti, mặc cảm, hãy chủ động phòng ngừa gout ngay từ đầu bạn nhé!