5 loại rau chứa nhiều purin người bệnh Gout cần tránh

Chế độ ăn uống của người bệnh Gout cần phải hạn chế các thực phẩm ít purin để kiểm soát tốt Axit uric trong máu. Nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể làm tăng chỉ số Axit uric. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những loại rau chứa nhiều purin mà người bệnh Gout không nên ăn thường xuyên. 

1. Mối liên hệ giữa nồng độ purin và bệnh Gout

Purin là gì? Đầu tiên chúng ta cần biết Purin là một chất được cơ thể sản xuất tự nhiên và có sẵn trong các loại thực phẩm. Khi tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng purin cao sẽ dẫn đến tình trạng tăng Axit uric và hình thành các tinh thể. Về lâu dài sự tích tụ các tinh thể axit uric trong khớp sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh sỏi thận và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh Gout. 

Ăn nhiều thực phẩm giàu purin sẽ có thể làm tăng Axit uric trong máu
Ăn nhiều thực phẩm giàu purin sẽ có thể làm tăng Axit uric trong máu

Theo đó, tình trạng tăng chỉ Axit uric trong máu xảy ra do thận không đào thải được Axit uric ra bên ngoài đúng cách, cũng như dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin. Đối với người bệnh Gout, nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin sẽ khiến cơ thể chuyển hóa không bình thường làm tăng khả năng dẫn đến các đợt Gout cấp tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chế độ ăn cho người bệnh Gout cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao. Tuy nhiên, cũng không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

2. Top 5 loại rau chứa nhiều purin người bệnh Gout cần tránh

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng người bệnh Gout nên áp dụng chế độ ăn ít purin, đồng thời ăn nhiều rau xanh để kiểm soát tốt lượng purin nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại rau nào cũng phù hợp với người bệnh Gout. Bởi có một số loại rau chứa hàm lượng purin cao nếu người bệnh ăn quá nhiều sẽ tạo cơ hội cho các cơn đau Gout “tung hoành”, nguy hiểm nhất xuất hiện các hạt Tophi. 

2.3. Cải bó xôi

Nhắc đến loại rau chứa nhiều purin thì không thể thiếu cải bó xôi. Đây là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho hệ miễn dịch nhưng lại có lượng purin dồi dào. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể và dẫn đến tích tụ các Axit uric lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị Gout. Còn đối với người bệnh Gout khi tiêu thụ quá nhiều cải bó xôi các biểu hiện sẽ trở nên nghiêm trọng. 

Người bệnh Gout nên cân nhắc trước khi bổ sung cải bó xôi vào khẩu phần ăn uống
Người bệnh Gout nên cân nhắc trước khi bổ sung cải bó xôi vào khẩu phần ăn uống

2.1. Giá đỗ 

Giá đỗ là một loại rau đã không còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người. Mặc dù, giá đỗ là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại giàu purin không phù hợp với bệnh Gout. Nếu người bệnh ăn giá đỗ trong thời gian dài sẽ có thể làm dao động chỉ số Axit uric và gặp khó khăn trong quá trình đào thải ra bên ngoài. Do đó, người bệnh nên hạn chế bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống. 

2.2. Măng tây 

Thông thường, các loại rau đều chứa chất xơ và Vitamin dồi dào và măng tây cũng không ngoại lệ. Hàm lượng chất xơ trong măng tây sẽ góp phần thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết. Đồng thời, cung cấp các nguyên tố vi lượng và giàu Vitamin có khả năng hỗ trợ điều hòa Lipid máu và làm mềm mạch máu. Tuy nhiên, măng tây cũng là một thực phẩm giàu purin không tốt cho người bệnh Gout. Bởi có thể làm tăng chỉ số Axit uric và gây ra các cơn đau Gout. 

2.4. Bông cải xanh 

Bông cải xanh là một loại rau đứng đầu trong danh sách yêu thích của nhiều người. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu Vitamin và khoáng chất, bông cải xanh còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh ung thư nếu ăn thường xuyên. Đặc biệt, bông cải xanh lại không chứa nhiều calo giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dù vậy, nhưng bông cải xanh lại không phải là sự lựa chọn tốt cho người bệnh Gout do chứa hàm lượng purin cao sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh chỉ nên bổ sung bông cải xanh vào khẩu phần ăn ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều ảnh hưởng sức khỏe. 

Người bệnh Gout chỉ nên ăn bông cải xanh với liều lượng vừa phải
Người bệnh Gout chỉ nên ăn bông cải xanh với liều lượng vừa phải

2.5. Nấm 

Bên cạnh bông cải xanh thì nấm cũng là loại rau chứa nhiều purin mà người bệnh Gout nên cân nhắc trong khẩu phần ăn. Nấm có khả năng cung cấp nhiều axit amin, protein và Vitamin có lợi cho sức khỏe nhưng lại không hữu ích với người bệnh Gout, đặc biệt là nấm đông cô.

Nhiều người thường có sở thích thêm nấm đông cô vào các món ăn để tăng hương vị và thêm phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, nấm đông cô lại chứa nhiều purin nên không phải ai cũng có thể sử dụng, nhất là những đối tượng có nguy cơ bị Gout. Việc thu nhận quá nhiều chất purin trong thời gian dài sẽ chuyển hóa thành Axit uric lắng đọng tại các khớp và tạo điều kiện cho cơn đau Gout tấn công. 

3. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh Gout

Bệnh Gout có thể được cải thiện đáng kể thông qua việc ăn uống đúng cách, lựa chọn các thực phẩm phù hợp bổ sung vào khẩu phần ăn. Sau đây là những gợi ý về những thực phẩm không chứa purin hoặc có hàm lượng thấp tốt cho người bệnh Gout: 

– Các loại trái cây như dâu, táo, cherry… đều cung cấp nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa cho người bệnh Gout. 

– Các thực phẩm giàu Vitamin C như ổi, dứa, ớt chuông, cam, bưởi…

– Các loại thịt như thịt nạc, ức gà, cá sông, cá trắm, cá chép, cá rô… 

– Bổ sung các loại rau củ trong bữa cơm hàng ngày như: Cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu hà lan, nấm, cà tím…

– Các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch… giúp ức chế các khớp bị viêm do Gout. 

Gạo lứt có chứa hàm lượng purin thấp
Gạo lứt có chứa hàm lượng purin thấp

– Phô mai, kem tươi, váng sữa, sữa chua…cũng là các thực phẩm tốt cho người bệnh Gout.

– Các loại rau củ hàng ngày như cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu hà lan, nấm, cà tím…

– Trứng là thực phẩm chứa ít purin, cung cấp nhiều canxi cho xương nên người bệnh có thể ăn thường xuyên. 

– Uống cà phê, trà xanh với một liều lượng vừa đủ sẽ làm giảm nồng độ Axit uric trong máu, hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh Gout. 

Bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về mối liên hệ giữa nồng độ Purin và bệnh Gout. Cùng với đó là những loại rau chứa nhiều purin mà người bệnh nên hạn chế ăn để duy trì một sức khỏe tốt và ngăn chặn những biến chứng của Gout. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng khẩu phần ăn uống mỗi ngày nhằm chung sống hòa bình với bệnh Gout.