Vì sao dịp Tết dễ khiến gout tái phát? 

Dịp Tết cổ truyền với ngày nghỉ dài, là khoảng thời gian mọi người sum vầy, gặp mặt nhau sau một năm làm việc bận rộn, gắn liền với tiệc tùng, cuộc vui kéo dài. Và đây cũng là nỗi lo của bệnh nhân gout, nguy cơ khiến các triệu chứng gout tiến triển nặng. Vậy yếu tố nào trong ngày Tết khiến gout tái phát? Cần lưu ý điều gì? Phòng tránh gout chuyển biến xấu ra sao? Cùng goutrin tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé

1. Những yếu tố khiến bệnh gout dễ tái phát trong ngày Tết

Gout là bệnh về xương khớp, đặc trưng với những cơn đau xuất hiện đột ngột, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Căn bệnh này cần được theo dõi thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng kiêng cử đặc biệt, và hơn hết phải tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Một số thống kê đã chỉ ra rằng, Tết là dịp khiến gout “bùng nổ”, bởi nhiều yếu tố sau: 

Lạm dụng rượu bia: Trong các buổi gặp mặt bạn bè, đoàn viên gia đình không thể thiếu các thức uống chứa cồn, nhất là rượu bia. Bệnh nhân gout dùng với liều lượng quá mức gây tác động đến quá trình đào thải acid uric. Từ đó, hàm lượng acid uric tồn đọng trong máu cao, dẫn đến gout trở nặng.

Bệnh gout rất dễ tái phát nếu dùng rượu bia thường xuyên
Bệnh gout rất dễ tái phát nếu dùng rượu bia thường xuyên

Chế độ ăn uống không khoa học: Những món ăn đặc trưng ngày tết như thịt kho tàu, canh măng vịt, giá chua, chả giò, bánh chưng,… cùng nhiều món chế biến từ hải sản, gia cầm, nội tạng đều có lượng đạm cao và giàu purin. Chúng được xem là tác nhân khiến triệu chứng gout tái phát. 

Sinh hoạt thiếu lành mạnh: Cuộc vui ngày tết có thể làm bệnh nhân gout lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe. Điển hình hơn hết là thức khuya, lười vận động, bỏ bữa, không giữ ấm cơ thể,… 

Theo các chuyên gia, số ca bệnh gout nhập viện điều trị trong dịp Tết tăng cao. Việc “buông thả” bản thân liên tiếp trong nhiều ngày, khiến một số lượng lớn bệnh nhân không thể kiểm soát gout thông qua thuốc điều trị, bắt buộc phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp chuyên sâu.

2. Người bệnh cần lưu ý gì về chế độ ăn uống dịp Tết

Chế độ ăn uống được xem là yếu tố hàng đầu khiến bệnh gout tồi tệ hơn trong những ngày tết đến xuân về. Hiểu được điều đó, goutrin sẽ gợi ý cùng bạn đọc một số điều quan trọng cần lưu tâm trong chế độ dinh dưỡng. Qua đó, để người bệnh hạn chế được gout tái phát, giúp kỳ nghỉ tết được trọn vẹn: 

– Hạn chế tối đa các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật, vì chúng giàu purin và cholesterol, sẽ khiến mức độ đau nhức khớp tăng cao. 

– Chỉ dùng những món ăn có chứa nhiều đạm ở mức vừa phải: Bánh chưng, thịt kho tàu, tôm mực hấp, thịt đỏ,… Nếu lạm dụng chúng sẽ khiến lượng acid uric gia tăng, xuất hiện dấu hiệu sưng viêm khớp.

chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng gout
chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng gout

– Măng, giá đỗ, nấm, dọc mùng,… cũng thuộc danh sách thực phẩm cần tránh ngày tết đối với bệnh nhân gout.

– Nên thay thế rượu bia và đồ uống có gas bằng nước lọc hoặc nước ép hoa quả. Ngoài ra, phải đảm bảo cung cấp đủ 1.5 đến 2 lít nước/ngày, để thuận lợi cho quá trình đào thải acid uric. 

– Nói không với món ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,… 

– Bổ sung vào thực đơn ngày Tết các loại quả (dưa hấu, đu đủ, táo,…), rau xanh (cải bẹ xanh, cần tây, lá lốt,…). Chúng giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng purin cực thấp, hỗ trợ tăng cường đề kháng, đồng thời ngăn tái phát cơn đau do gout.

3. Bật mí cách kiểm soát gout ngày Tết

Ngoài chế độ ăn uống cần được kiêng cữ, người bệnh gout cũng phải thiết lập lối sống khoa học trong suốt kỳ nghỉ lễ Tết, để đảm bảo gout trong tầm kiểm soát. Nếu bạn cũng đang tìm cách duy trì gout ở mức cân bằng tại dịp Tết thì có thể tham khảo những mẹo sau đây:

– Trong trường hợp cơn đau gout xuất hiện, người bệnh hãy thử qua cách giảm đau bằng phương pháp chườm đá, ngâm chân với nước ấm.

– Chuẩn bị một số loại rượu từ thảo dược có tác dụng cải thiện triệu chứng gout như: Rượu tỏi, rượu củ bình vôi, rượu cao gắm, rượu gừng,…

– Cố gắng giữ ấm cơ thể, vì gout sẽ trở nặng hơn khi thời tiết lạnh những ngày Tết.

Ngày Tết thời tiết thường trở lạnh khiến các cơn đau gout xuất hiện nhiều hơn
Ngày Tết thời tiết thường trở lạnh khiến các cơn đau gout xuất hiện nhiều hơn

– Đảm bảo ăn uống đúng bữa, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, dành khoảng 15 đến 20 phút trong ngày để luyện tập thể dục, với những bài tập vừa sức mình. 

– Tránh suy nghĩ quá nhiều, hạn chế căng thẳng, áp lực. 

– Không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau mà chưa có sự cho phép từ bác sĩ điều trị.

– Khi cơ thể có những triệu chứng cho thấy gout nặng hơn trước, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và nhận về hướng điều trị thích hợp nhất. 

Bài viết trên nhằm chia sẻ đến độc giả những thông tin liên quan đến chủ đề bệnh gout ngày Tết. Hy vọng nội dung trong bài, giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc: Vì sao dịp Tết dễ khiến gout tái phát. Đừng để ngày Tết mất vui vì những cơn đau gout bạn nhé! Vui chơi Tết song hành với việc điều trị gout, vừa giúp bạn có một mùa Tết trọn vẹn, vừa đảm bảo sức khỏe. Hãy lưu ngay những mẹo hay trong bài, và vận dụng thật tốt trong những ngày nghỉ Tết sắp đến, để cùng gia đình chào đón năm mới với nhiều may mắn, tài lộc nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!