Bệnh Gout nên ăn gì để tránh Axit Uric trong máu dịp Tết?

Đối với nhiều người Tết là khoảng thời gian đoàn viên, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và hàn huyên tâm sự về một năm đã qua. Tuy nhiên, với người bệnh Gout thực đơn ăn uống những ngày Tết lại là một nỗi ám ảnh bởi quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát Gout. Và làm thế nào có thể thoải mái ăn Tết mà vẫn ngăn chặn được những cơn Gout tấn công. Hãy cùng Goutrin tìm hiểu qua bài viết!

1. Vì sao nguy cơ khởi phát Gout lại tăng vào ngày Tết

Theo thống kê cho thấy, mỗi năm cứ vào dịp Tết tỷ lệ người mắc bệnh Gout và cần điều trị có xu hướng tăng lên nhiều lần so với những ngày bình thường. Theo đó, hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh Gout khi tiến hành xét nghiệm đều cho thấy tăng máu nhiễm mỡ, tăng men gan, giảm chức năng thận…

Thông thường, những người cuối năm thường là khoảng thời gian “đỉnh điểm” của tiệc tùng liên hoan. Trong những bữa tiệc thường sẽ không thiếu rượu bia và những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều purin… Đây đều là những “thủ phạm” tạo cơ hội để khởi phát Gout cấp và làm cho các triệu chứng của Gout thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc người bệnh Gout sử dụng thức uống có cồn làm tăng tổng hợp, khiến quá trình đào thải Axit uric kém hiệu quả và làm tăng Acid uric trong máu. 

Chính vì vậy, chế độ ăn uống ngày Tết luôn là những thách thức với người bệnh Gout. Nếu muốn vui vẻ ăn Tết mà vẫn phòng ngừa được Gout đòi hỏi người bệnh cần phải “kiêng khem” một số thực phẩm và tuân thủ phác điều trị của bác sĩ. 

Chế độ ăn uống những ngày Tết luôn là một thách thức với người bệnh Gout
Chế độ ăn uống những ngày Tết luôn là một thách thức với người bệnh Gout

2. Bí quyết ăn Tết vui khỏe mà vẫn phòng ngừa được bệnh Gout

Để phòng ngừa những cơn Gout tái phát trong những ngày Tết, người bệnh cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.

2.1. Lưu ý về chế độ ăn uống trong dịp Tết

Thông thường, dinh dưỡng ngày Tết của mọi gia đình thường giàu chất đạm và nhiều dầu mỡ. Chẳng hạn, các loại thịt đỏ như trâu, bò, dê, hải sản, nội tạng động vật…. Đây đều là những thực phẩm nằm trong danh sách “đại kỵ” của người bệnh Gout, làm tăng nguy cơ khởi phát Gout cấp khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. 

Bên cạnh đó, một số loại rau củ có khả năng làm tăng nồng độ Acid uric thường được sử dụng trong ngày Tết cũng không có lợi cho người bệnh như măng tây, măng tre, giá đỗ, rau hà lan… Chưa dừng ở đó, các món ăn ngon ngày Tết từ thịt lợn, thịt gia cầm hay các loại hải sản cũng là tác nhân gây ra cơn Gout cấp. 

Để có cái Tết trọn vẹn, người bệnh Gout nên lựa chọn thực phẩm và thức uống phù hợp
Để có cái Tết trọn vẹn, người bệnh Gout nên lựa chọn thực phẩm và thức uống phù hợp

Vì vậy, trong những ngày Tết, người bệnh cần phải thận trọng trong chế độ dinh dưỡng, nên tránh xa các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ hay các loại thịt đỏ, hải sản, cùng với đó là nên hạn chế ăn các loại bánh mứt để có thể đón Tết cùng những người thân yêu mà vẫn ngăn chặn được bệnh Gout tái phát. 

2.2. Lưu ý về chế độ sinh hoạt trong dịp Tết

Bên cạnh chế độ ăn uống ngày Tết, người bệnh cũng cần chú ý hơn về chế độ sinh hoạt. Vào những ngày Tết nhiều người thường có tâm lý vui chơi, ăn uống quá đà dẫn đến chế độ sinh hoạt bị đảo lộn như thức quá khuya, mặc không đủ ấm, tắm trễ… Đây cũng là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để khởi phát Gout cấp. Đồng thời, việc vận động cũng bị lãng quên vào dịp Tết do vui chơi quá đà hoặc không tuân thủ việc sử dụng thuốc. Tất cả những điều này chính là thủ phạm khiến bệnh Gout nặng thêm hoặc khởi phát Gout cấp. 

Vậy nên, nếu muốn có một cái Tết vui vẻ mà không cần lo lắng về sự cố sức khỏe thì người bệnh vẫn nên tranh thủ đi ngủ sớm và giữ ấm cho cơ thể đầy đủ. 

Sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ việc sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh ngăn chặn được những cơn Gout để vui khỏe đón Tết
Sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ việc sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh ngăn chặn được những cơn Gout để vui khỏe đón Tết

3. Những điều người bệnh Gout nên làm để bảo vệ sức khỏe dịp Tết

Những ngày Tết, hầu hết mâm cơm của gia đình nào cũng đa dạng về món ăn, nhưng lại rất giàu calo và đạm. Vì vậy, người bệnh cần phải lựa chọn những thực phẩm phù hợp và hạn chế sử dụng các thực phẩm quá giàu dinh dưỡng: 

– Người bệnh Gout cần tránh xa các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt trâu, thịt dê… do có chứa hàm lượng đạm cao. Nếu người bệnh tiêu thụ nhiều sẽ dẫn tình trạng thừa protein, tăng nồng độ Acid uric trong máu gây ra các cơn đau Gout. 

– Nội tạng động vật cũng là một đại kỵ của người bệnh trong những ngày Tết. Bởi nhóm thực phẩm này có chứa Cholesterol và purin cao khiến các cơn đau Gout có thể tấn công bất cứ lúc nào. 

– Dịp Tết thường không thể thiếu bánh chưng, bánh mứt, dưa hành và thịt đông. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này để ngăn chặn các triệu chứng Gout xuất hiện. 

– Rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp là những thực phẩm mà người bệnh không nên sử dụng. Vì các loại thức uống và thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ Axit uric và giảm đào thải Axit uric qua thận. 

– Nem chua cũng là một thực phẩm hấp dẫn trong ngày Tết mà người bệnh Gout cần tránh để ngăn chặn quá trình sản sinh Acid uric sản sinh nhanh hơn. 

– Người bệnh Gout cũng cần tránh xa các loại hải sản. Nguyên nhân là do hải sản rất giàu đạm và chất béo sẽ khiến các cơn Gout tái phát và nghiêm trọng hơn. 

 Bài viết trên là những thông tin quan trọng về chế độ ăn uống ngày Tết cho người bệnh Gout để tránh làm tăng nồng độ Axit uric trong máu dẫn đến các cơn Gout tái phát. Mong rằng, với những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong quá trình điều trị Gout. Từ đó, sẽ lựa chọn được các thực phẩm phù hợp bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để có một cái Tết thật trọn vẹn và ý nghĩa bên bạn bè và người thân.